Thời gian qua có nhiều ca mổ nhầm tại các bệnh viện
Bác sỹ cắt nhầm niệu quản của thai phụ
Ngày mai, chuyên gia Mỹ sẽ mổ cho bé trai bị cắt nhầm bàng quang
BV ĐK Hà Đông: Không cắt nhầm lá lách của sản phụ
Vụ "đau chân trái, bác sỹ mổ nhầm chân phải": Bệnh viện Việt Đức nói gì?
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các bệnh viện nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phẫu thuật theo quy định, rà soát và thực hiện các tiêu chí quy định về an toàn phẫu thuật được quy định trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Trong đó có các tiêu chí như: Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ; Xây dựng hệ thống báo cáo, tổng hợp phân tích sai sót và khắc phục; Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sai sót, sự cố.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện áp dụng Bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bảng kiểm này chia làm 3 giai đoạn: Tiền mê, trước khi rạch da và trước khi người bệnh rời phòng thủ thuật. Theo đó, những biện pháp kiểm tra an toàn được thực hiện trước khi tiến hành gây mê. Cụ thể, người phụ trách bảng kiểm phải xác định nhận dạng người bệnh, loại thủ thuật dự kiến, vùng mổ…; Xác nhận phẫu thuật viên đã đánh dấu chỗ mổ (bằng bút) trong những trường hợp có liên quan tới những vị trí có 2 bên (trái, phải) hoặc phối hợp nhiều lớp tầng (ví dụ một ngón tay, ngón chân cụ thể, tổn thương da, đốt sống).
Giai đoạn trước khi rạch da, việc xác nhận tại tên bệnh nhân, loại phẫu thuật và vùng mổ được nhắc lại lần nữa với sự có mặt của cả ekip; Tránh phẫu thuật nhầm người, nhầm bộ phận cơ thể. Công văn của Bộ Y tế được ban hành sau khi xảy ra sự cố mổ nhầm tay tại Bệnh viện 115 Nghệ An và mổ nhầm chân tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Mới đây nhất lại có thông tin Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống (Thanh Hóa) trong khi mổ cắt tử cung cấp cứu sản phụ bị băng huyết, phẫu thuật viên đã cắt cả niệu quản của bệnh nhân.
Bình luận của bạn